Thế nào là khoảng cách an toàn ở Việt Nam?

Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.

Ngày 31/12/2015, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng ký quyết định ban hành Thông tư 91 quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, chính thức có hiệu lực từ 1/3. Theo đó khoảng cách an toàn cho các loại đường được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn

hiện tại (m)

Khoảng cách an toàn

mới (m)

60 30 35
Trên 60 đến 80 50 55
Trên 80 đến 100 70 70
Trên 100 đến 120 90 100

Khoảng cách an toàn này áp dụng trong điều kiện thời tiết khô ráo. Nếu trời mưa, sương mù, trơn trượt, quanh co đèo dốc, các xe chủ động điều chỉnh khoảng cách cho an toàn, phải lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu ghi trên biển báo hoặc quy định như bảng trên.

Với đường trong khu dân cư, đô thị có tốc độ tối đa 60 km/h trở xuống, các lái xe chủ động điều chỉnh khoảng cách với xe liền trước sao cho an toàn nhất, tùy thuộc vào mật độ phương tiện và tình hình giao thông thực tế.

Quy định với xe khi chạy trên 60 km/h thì không có gì đáng bàn, nhưng ở trong dân cư dưới 60 km/h tôi thấy quy định chung chung là giữ khoảng cách sao cho an toàn nhất. Nhưng bất cứ khi nào xảy ra những vu va chạm như “hôn mông” xe trước, thì hầu hết xe sau đều mắc lỗi “không làm chủ tốc độ và không giữ khoảng cách an toàn”.

Thực tế các bạn lái xe hàng ngày trên đường Việt Nam có thể thấy, có nhiều đoạn không thể nói là làm chủ tốt hay không, bởi lẽ có những tình huống bất ngờ như xe máy đột nhiên tạt đầu, người từ bên đường phi sang. “Khoảng cách an toàn nhất” trong trường hợp này thật không biết thế nào mà lần. Không lẽ cứ chạy cách xe trước cả vài chục mét trong thành phố, điều đó là không thể.

Vậy mọi người cùng thảo luận, làm cách nào để có một khoảng cách an toàn theo đúng luật nhất nhé.

Theo : vnexpress

Admin